Tôm là loài sống trong nước biển hoặc nước biển pha loãng.
Trong nước biển pha loãng độ mặn 1‰, có 304 mg/l Natri, 550 mg/l Clorua, 12 mg/l Canxi, 39 mg/l manhê, 11 mg/l kali, và 78 mg/l sunphat.
Đây là những nguyên tố đa lượng, quyết định sự sống còn của tôm.
Một số ý kiến cho rằng phải đo hàm lượng tất cả các nguyên tố hàng ngày, để bổ sung cho ao tôm có tỉ lệ khoáng giống như nước biển. Đó là các ý kiến của các chuyên gia bàn giấy, hoặc những người nuôi tôm không về đích. Bổ sung khoáng kiểu này, hao tiền tốn của, mà lại quên đi vai trò chính của vi sinh lợi khuẩn và sự phát sinh của 2 độc tố NH4/NO2. Trên thực tế mang tôm có vai trò điều hoà áp suất thẩm thấu, bình thường, tôi không phải đo đạc gì các chỉ tiêu khoáng này cho thêm rối, ngoại trừ khi độ mặn dưới 5‰, ta có cách xử lý riêng.
Trong các nguyên tố đa lượng, natri và clorua, quan trọng nhất, thiếu nó tôm sẽ chết ngay. Vì vậy độ mặn tối thiểu có thể nuôi tôm là 1-2‰, ở độ mặn này, tôm có thể lấy đủ clorua natri cho nhu cầu. Mùa mưa, khi chuẩn bị ao, mà nước ngọt 0‰, tôi phải mua 1 ghe nước biển 100 khối pha vào mỗi ao, để có độ mặn trên dưới 2‰.
Canxi: mọi người thường hay cho rằng vỏ tôm lột liên tục, đó là canxi, nên tôm rất thiếu canxi. Nhưng trên thực tế, tất cả các công ty thức ăn đều pha bột đá CaCO3 vào thức ăn tôm với tỉ lệ 2 – 3% để làm thức ăn cứng, lâu rã trong nước. Bên cạnh đó, trong thức ăn còn có hàm lượng khá cao canxi hoà tan CaHPO4. Do đó tôm không hề thiếu canxi, vấn đề là tôm hấp thụ canxi như thế nào.
Manhê: trong nước biển manhê nhiều gấp bốn lần canxi, đây là thứ khoáng mà tôm rất thiếu trong trường hợp độ mặn dưới 5‰.
Kali: trong nước biển kali có khối lượng gần bằng với canxi, đây cũng là thứ khoáng mà tôm rất thiếu trong trường hợp độ mặn dưới 5‰.
Ba loại natri/manhê/kali thường hay bị thiếu trong mùa nước ngọt, được xử lý như sau : mỗi tuần 3 lần, pha 100 g muối ăn (natri clorua) + 40 g manhê clorua + 10 g kali clorua + 5 g azomite (khoáng nguyên liệu) vào mỗi 10 kg thức ăn của cữ ăn sáng.
Ngoài ra, khi tăng độ kiềm cho ao tôm, đánh kèm, mỗi 25 kg bicar, tôi đánh thêm 20 kg manhê clorua + 5 kg kali clorua.
Khoáng vi lượng: cần chú ý, các vi lượng là tối cần thiết cho tôm, tạo máu, vitamin, enzyme, tín hiệu thần kinh, hoạt động co cơ, … Mỗi sinh vật sống cần khoảng 60 nguyên tố vi lượng. Khoáng azomite hoặc bayer stomi, mỗi tuần một lần, cho ăn 1 muỗng cafe cho mỗi 10 kg thức ăn cữ sáng và đánh xuống ao 2 kg/1000 m3 là đủ. Nếu dùng quá nhiều vi lượng, ví dụ, có anh bạn cuồng bayer cho tôm ăn khoáng stomi mỗi ngày, trường hợp này sẽ xảy ra ngộ độc kim loại nặng.
Riêng tôm nuôi ao đáy đất, kể cả ở độ mặn cao, đất hấp thụ mất manhê và kali của nước ao, nên thỉnh thoảng cần bổ sung khẩu phần 100 g muối ăn (natri clorua) + 40 g manhê clorua + 10 g kali clorua + 5 g azomite cho 10 kg thức ăn tôm.
Cung cấp đủ khoáng cho tôm là một chuyện quan trọng, nhưng quan trọng hơn là con tôm có hấp thụ được khoáng hay lại tống tất cả ra ngoài theo phân. Đó là việc của hệ vi sinh đường ruột.
Khi ta bón phân cho cây, cây chịu chết đói chứ không thể lấy được dinh dưỡng, trừ khi có hệ vi sinh vật rễ, chế biến các loại khoáng thành các phức chất chelate hữu cơ.
Trong ruột tôm cũng vậy, nếu các vi sinh tạo ra các acid hữu cơ, cộng với acid hữu cơ pha thêm vào thức ăn, pH đường ruột xuống thấp, điều kiện để tạo chelate hình thành. Vi khuẩn có ích sẽ hấp thu các khoáng vô cơ, biến nó thành chelate hữu cơ, tôm mới hấp thu được.
Bà con vẫn thường hay lên mạng tìm hiểu tại sao dùng rất nhiều khoáng từ thuốc tây calcigenol, đến khoáng tạt, khoáng cho ăn đắt tiền mà tôm vẫn bị ốp, khó lột. Đó là do có rất nhiều khoáng, nhưng con tôm không tiêu hoá được, tống hết cả ra ngoài.
Các bệnh nhẹ như phân trắng, tôm su, ốp thân, tuy không làm chết tôm, nhưng càng nuôi tôm càng ốm, càng lỗ, do đường ruột tôm bị bệnh, không hấp thu được dưỡng chất. Vì vậy để giải quyết các trường hợp này cần trị dứt bệnh (bằng Thảo dược 4, hoặc Thảo dược 7 – Bảo Cần giờ), sau đó tái tạo lại hệ vi sinh đường ruột (bằng 3 loại thuốc bổ Thảo dược 1, Vi sinh thức ăn, Vita#1).
Riêng tôm nuôi ao đáy đất, đất hấp thụ mất manhê và kali của nước ao, nên thỉnh thoảng cần bổ sung khẩu phần 100 g muối ăn (natri clorua) + 40 g manhê clorua + 10 g kali clorua + 5 g azomite cho 10 kg thức ăn tôm.